Tư vấn - kỹ thuật

0966 557 495

Tư vấn bán hàng

0966 557 495

Hà Nội: 171 Nguyễn Xiển, Tân Triều | TPHCM: 25 Đào Trí, Q7

Đại lý Máy trợ giảng

Nên mua Loa trợ giảng không dây hay máy trợ giảng giá rẻ mic có dây, Máy trợ giảng loại nào tốt?

     

Nên mua máy trợ giảng loại nào?

Dưới 1 triệu đồng: Nên mua máy trợ giảng có dây

Đây là giải pháp an toàn. Theo kinh nghiệm: Nếu bạn chưa sẵn sàng đầu tư cho mình một thiết bị hỗ trợ giảng dạy ở mức chi phí đáng kể, nếu chỉ xác định mua tạm thời, tới lần sau sẽ mua loại tốt hơn thì bạn nên mua máy trợ giảng mic có dây, với giá rẻ. Đây là giải pháp được cho là "lành nhất". Chỉ cần trên dưới 500 ngàn đến 1 triệu đồng bạn đã có chiếc máy trợ giảng để sử dụng. Trường hợp này xuất xứ Hàn Quốc hay Trung Quốc không phải là vấn đề trọng tâm.

Máy trợ giảng ESFOR ES-330 do Nhà phân phối Thiết Bị 5 Sao (www.thietbi5sao.vn) nhập khẩu từ Hàn Quốc là chiếc máy trợ giảng có dây giá thành hợp lý được nhiều người lựa chọn vì chất lượng ổn định ở phân khúc giá rẻ

Mua máy trợ giảng không dây Giá thành sẽ cao hơn máy trợ giảng có dây, vì chi phí công nghệ đòi hỏi cao hơn nhiều để có thể làm ra được một thiết bị tối thiểu cần phải có.

Cho nên mua máy trợ giảng không dây giá rẻ không phải là một giải pháp tốt so với mua máy trợ giảng có dây giá rẻ. Với máy trợ giảng không dây nên chọn mua loại máy trợ giảng Hàn Quốc, trên thị trường loại này có giá dao động từ trên 2 hoặc 3 triệu đồng, có những loại cao cấp đến gần 8-9 triệu đồng

Với gần 20 năm kinh nghiệm nhập khẩu trực tiếp, phân phối, cung cấp linh kiện, sửa chữa, bảo hành thiết bị trợ giảng, các kỹ sư từ công ty Máy trợ giảng Bắc Việt đã có chia sẻ với websosanhgia.com.vn một số kinh nghiệm, để nhận biết máy trợ giảng loại nào tốt, cần quan tâm các vấn đề chính sau đây:

Các vấn đề trọng tâm cần quan tâm khi chọn mua máy trợ giảng

1. Âm thanh: Máy trợ giảng là thiết bị dùng để khuếch đại âm thanh, hỗ trợ cho người nói không phải tốn hơi, gắng sức - chỉ cần nói khẽ, để trăm người nghe, vì vậy âm lượng (lớn hay nhỏ), chất lượng âm thanh (trong, êm, trung thực, thật tiếng hay dại tiếng, âm rè) là tiêu chí hàng đầu.

Âm lượng và chất lượng âm thanh phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng yếu tố chính là chất lượng của màng loa. Hàn Quốc là một trong những bậc thầy về loa. Có 8 chiếc máy trợ giảng nhỏ gọn hiện nay âm lượng lớn nhất, âm thanh hay, êm, chế độ volume max mà không bị vỡ hay xé tiếng: 5 model FC-930, FC-830, FC-730, FC-560, FC-460 của AEPEL Korea, và các model ES-630 UHF V2, ES-630 Plus, ES-630 Ultra, ES-350 Plus và ES-330 UHF V2 của ESFOR Korea

2. Công nghệ khử hú, rít: Âm thanh dại, tiếng chói khiến người nghe lâu sẽ mệt mỏi, chất lượng dạy và học có thể giảm sút. Nếu cộng vào đó cả tiếng hú rít mỗi khi người đeo mic di chuyển đến gần loa nữa thì thực sự là bài giảng hay buổi thuyết trình chất lượng của bạn vô hình chung sẽ bị đánh giá rất tệ ngoài mong muốn.

Quyết định chính đến vấn đề hú rít là chất lượng củ loa và cấu tạo âm ly (amplifier - bộ khuếch đại mini liền trong loa). Trong 8 mẫu loa trợ giảng trên thì khử hú rít tốt nhất, xếp theo thứ tự là: FC-830, FC-730 (của AEPEL), ES-630 Ultra, ES-630 Plus, ES-630 UHF V2 (của ESFOR), FC-930, FC-560, FC-460 (của AEPEL); ES-350 Plus và ES-330 UHF V2 của ESFOR

2. Công nghệ không dây (nếu muốn mua mic trợ giảng không dây): Thứ nhất quan tâm đến lọc bỏ tạp âm, sóng nhiễu. Thứ hai quan tâm đến dải tần số không dây mà NSX đó sử dụng cho thiết bị của họ: Rộng hay hẹp, hay thậm chí chỉ đơn nhất 1 tần số cho hàng loạt thiết bị (điều này dẫn đến 2 người dùng gần nhau bị lẫn sóng sang nhau). Chẳng hạn các máy trợ giảng không dây FM thì nên loại bỏ khỏi danh mục, vì dùng chung dải tần Radio nên chúng lẫn sóng đài và phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường, thời tiết.

Máy trợ giảng không dây hiện nay chủ yếu hiện nay ứng dụng các công nghệ: CDMA (hiện đại nhất), sau đến UHF, VHF, và Bluetooth 2.4GHz ...

Tuy nhiên cũng cần chú ý: Đơn cử một ví dụ là máy trợ giảng Aporo T9 UHF và Aporo T9 2.4G: Thông thường, với các hãng lớn có bề dày công nghệ như AEPEL, ESFOR, MegaPhone... thì UHF và 2.4GHz sẽ được thiết kế vòng lặp để một số lượng thiết bị nhất định không lẫn sóng nhau. Còn Aporo (nhãn hiệu của Trung Quốc) chỉ thiết lập 1 tần số duy nhất cho loạt sản xuất hàng vạn chiếc mày, bởi vậy khi sử dụng T9 UHF và Aporo T9 2.4G đều lẫn sóng nhau giữa 2 máy bất kỳ.

3. Độ bền thiết bị: Được đánh giá căn cứ vào mức độ hư hỏng vặt, sửa chữa lớn; tỷ lệ phải tiếp nhận bảo hành trong vòng 1 năm đầu bán ra; tỷ lệ tiếp nhận sửa chữa trong những năm tiếp theo; số sản phẩm vẫn sử dụng được sau 5-7 năm chiếm tỷ lệ bao nhiêu

4. Thời lượng pin: Nếu mua là máy trợ giảng không dây thì phải đặc biệt cần chú ý đến thời lượng pin của mic trợ giảng không dây. Bởi với rất nhiều dòng máy trợ giảng không dây thì: Pin máy có thể dùng được 8-10 tiếng, nhưng pin mic không dây (vốn dung lượng nhỏ hơn pin máy) chỉ dùng được 2-3 tiếng, như vậy cũng không phát huy tác dụng đồng bộ)

 

máy trợ giảng không dây nào tốt nhất

 


 

 

Ham mua máy trợ giảng giá rẻ: Một tiền gà, ba tiền thóc!

 

http://thietbi5sao.vn/ham-mua-may-tro-giang-gia-re-mot-tien-ga-ba-tien-thoc-8853.html

 

1. Tại sao máy trợ giảng giá rẻ, chất lượng kém tràn ngập thị trường ?

 

Lý do đầu tiên không phải kể ra thì ai cũng đều biết, đó là: Tâm lý ham hàng rẻ của người tiêu dùng

 

Nếu bạn là người chưa sử dụng máy trợ giảng bao giờ thì khi tìm kiếm trên mạng hay đến các địa chỉ bán máy trợ giảng bạn sẽ không khỏi thắc mắc: Tại sao có những cái máy trợ giảng giá chỉ 3 trăm đến 5 trăm nghìn đồng, trong khi đó lại có những sản phẩm giá gấp 10, 20 lần: 5 triệu hay 6, 7 triệu đồng và thậm chí hơn nữa!

 

Vấn đề của bạn cũng tựa như thắc mắc: Tại sao xe máy Wave tàu mới cững chỉ 6, 7 triệu mà xe máy Spacy cũ của Nhật hay xe SH lại có giá hàng trăm đến 200 triệu đồng?! Hoặc: Có những mẫu giầy bóng bẩy, cực đẹp, cực bắt mắt, giá chỉ 100K, trong khi có mẫu giá tiền triệu mà nhìn cũng chẳng hơn bao nhiêu ???!